- Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển TP.HCM: Vắc xin Made in Vietnam là yếu tố quan trọng để đảm bảo phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2021-2026
- Chiến lược Covid-19 năm thứ hai: Có khả thi không nếu Việt Nam đánh đổi giữa y tế và kinh tế như các nước phát triển?
- Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ: Hoa Kỳ đang xem xét tiếp tục viện trợ thêm vaccine Covid-19 cho Việt Nam
- Phát hành trái phiếu doanh nghiệp để hoàn thành 3.800km đường cao tốc
- [Mới] Lao động tự do được hỗ trợ 1.500.000 đồng hoặc 50.000 đồng cho mỗi ngày phải dừng hoạt động theo yêu cầu địa phương
Theo kiến nghị vừa được Cục Thuế TP. HCM gửi đến Chính phủ, các tổ chức phải thanh toán không dùng tiền mặt với tất cả các giao dịch mua bán hàng hóa, không giới hạn tổng giá trị thanh toán thay vì mức 20 triệu đồng như hiện nay.
Vừa qua, Cục Thuế TP. HCM đã có công văn kiến nghị Chính phủ xem xét quy định các tổ chức áp dụng thanh toán không sử dụng tiền mặt với tất cả các giao dịch bán ra và mua vào, không giới hạn tổng giá trị thanh toán.
Theo đó, quy định tại luật thuế giá trị gia tăng hiện hành, với giá trị từ 20 triệu đồng trở lên, các tổ chức phải thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt. Việc áp dụng quy định các doanh nghiệp thanh toán không sử dụng tiền mặt với tất cả các giao dịch bán ra và mua vào, không giới hạn tổng giá trị thanh toán sẽ hỗ trợ cơ quan thuế trong việc kiểm soát doanh thu và chi phí của các tổ chức có hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng cường tính nghiêm minh trong công tác quản lý thuế.
Bên cạnh đó, Cục Thuế kiến nghị Chính phủ có quy định bắt buộc các tổ chức thực hiện hoạt động thương mại điện tử có phát sinh thu nhập tại Việt Nam như Google, Facebook, YouTube, Agoda, Booking.com, Airbnb… phải thực hiện nghĩa vụ thuế với cơ quan thuế Việt Nam. Đồng thời phải hợp tác cung cấp thông tin cho cơ quan thuế về thông tin của các tổ chức và cá nhân tại Việt Nam có thực hiện các hoạt động kinh doanh và có thu nhập, liên quan đến hoạt động kinh doanh của các tổ chức này.
Ngoài ra, Cục Thuế còn kiến nghị Chính phủ xem xét và nghiên cứu các quyền điều tra cho cơ quan thuế. Theo quốc tế thông lệ, hầu như thuế quan tại các nước đều có chức năng này. Trước mắt, có thể chỉ giao quyền điều tra cho cơ quan thuế cấp Tổng cục. Về lâu dài, sau khi lực lượng công thuế được đào tạo, bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu của điều tra chức năng thì có thể mở rộng quyền điều tra cho cơ quan thuế cấp tỉnh thành.
Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị