KHÁI QUÁT LẠM PHÁT
Khái niệm lạm phát
Lạm phát là sự gia tăng liên tục của mức giá chung
Giảm phát là mức giá chung liên tục giảm
Giảm lạm phát: tỉ lệ lạm phát giảm xuống
Đo lường lạm phát
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI): thước đo chi phí của 1 giỏ hàng hóa tiêu dùng tiêu biểu bởi người dân thành thị
Chỉ số điều chỉnh GDP: phản ánh sự thay đổi giá cả trong nước. Là giá trị thị trường (bằng tiền) của toàn bộ sản phẩm và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trên lãnh thổ một nước trong 1 thời gian nhất định(thường là 1 năm)
Tỉ lệ lạm phát của thời kì
Phân loại lạm phát
Lạm phát vừa phải
Lạm phát phi mã
Siêu lạm phát
ẢNH HƯỞNG CỦA LẠM PHÁT
Ảnh hưởng chung
Sản xuất, lưu thông,, tiền tệm tín dụng, chính sách kinh tế tài chính của Nhà nước
Ảnh hưởng tích cực
Giúp thúc đẩy sản xuất, giảm thất nghiệp, và đưa tiền nhiều hơn vào hoạt động kinh tế trên tổng thể
Lạm phát thấp ở mức hợp lý sẽ khiến đâù tư sẽ trở thành lĩnh vực hấp dẫn được lựa chọn nhiều hơn
Giúp các nhà sản xuất mua được nguyên liệu đàu vào và sức lao động với giá thành thấp hơn
Tạo ra tâm lý giá tăng, mọi người tích cực tiêu dùng hoặc tích trữ dẫn đến gia tăng tổng lượng cầu
Nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế và có xu hướng làm gia tăng xuất khẩu
Gia tăng tiết kiệm và đàu tư, khuyến khích mở rộng quy mô sản xuất
Ảnh hưởng tiêu cực
Tỉ lệ lạm phát tăng cao —>lãi suất danh nghĩa phải tăng lên theo tỉ lệ lạm phát –> suy thoái kinh tế và thất nghiệp gia tăng
Lạm phát tăng lên –> thu nhập danh nghĩa không thay đổi –>thu nhập thực tế của người lao động giảm xuống
Giảm thu nhập thực từ các khoản lãi, các khoản lợi tức
Lạm phát tăng lên –> giá trị của đồng tiền giảm xuống –> tăng thêm nhu cầu tiền vay của nền kinh tế, đẩy lãi suất lên cao
Tạo sự gia tăng chi phí cơ hội của việc tích trữ tiền
Nguyên nhân lạm phát
Lạm phát do cầu kéo
Lạm phát do chi phí đẩy
Lạm phát ỳ
Lạm phát do cơ cấu
Lạm phát do cầu thay đổi
Lạm phát do nhập khẩu
Lạm phát do xuất khẩu
Lạm phát do tiền tệ
LẠM PHÁT VÀ CHỨNG KHOÁN
Chứng khoán Việt Nam có tăng mạnh hay giảm mạnh đều do dòng tiền vào có lớn hay không , dòng tiền vào nhiều sẽ đẩy chứng khoán tăng lên mạnh , và ngược lại
Vậy dòng tiền vào chứng khoán trở lên nhiều là do đâu ? do kỳ vọng GPD cao ? do kỳ vọng kinh tế phục hồi ? hay do VN kiểm soát tốt Covid ? mấy cái này chỉ là cái cớ nhưng không thực chất
Thực chất nhất về dòng tiền đổ vào chứng khoán làm chứng tăng mạnh là do lãi suất huy động giảm sâu , làm cho viêc đầu tư ngân hàng qua tiền gửi của người dân trở nên kém hiệu quả , đẫn đến việc người dân đổ tiền vào chứng khoán khi thấy có nhiều cơ hội kiếm tốt hơn gửi ngân hàng và 1 phần nhỏ lý do là nghỉ chống dịch không có nguồn thu nhập tốt nên rút tiền đầu tư chứng khoán cho nhanh hơn
Nhưng về cơ bản nhất vẫn là lãi suất huy động nó quyết định lớn nhất tới dòng tiền đổ vào chứng khoán , lãi suất huy động thì liên quan đến chỉ số lạm phát CPI quyết định , vậy lạm phát do những nguyên nhân nào ?
Có 3 nguyên nhân chính dẫn đến lạm phát tăng cao ở VN là :
1 . Lạm phát do tiền tệ : Là do kinh tế yếu đi , nhu cầu tiêu dùng yếu đi , kinh tế kiệt quệ thì nhà nước sẽ chỉ đạo NHNN bơm tiền ra cứu và kích cầu cho nền kinh tế thông qua nhiều hình thức như giảm lãi suất cho các doanh nghiệp , bơm tiền để tăng đầu tư công kích thích nhu cầu tiêu dùng tăng lên …. những kích thích này vô tình làm lạm phát tăng lên do tiền trản ngập ở ngoài nhiều hơn bình thường … và yếu tố tiền tệ khác là do tỷ giá , đồng nội tệ mất giá nhiều thì cũng làm lạm phát tăng cao
Hiện nay VN cung tiền trong 2020 nhưng chưa đến mức gây lạm phát mạnh , và nếu có gây ra thì cũng phải có thời gian dài 1.5 – 2 năm sau mới có tác dụng vào lạm phát , VN hiện nay với dự trữ ngoại hối rất dồi dào nên có thể dư sức kiềm chế lạm phát ở góc độ tỷ giá
2. Lạm phát do chi phí đẩy : Đây là loại lạm phát ảnh hưởng lớn nhất và mạnh nhất với lạm phát của VN : Có nghĩa là giá cả hàng hóa tăng lên làm chi phí đầu vào của các doanh nghiệp tăng lên theo thì dẫn đến lạm phát cao , do doanh nghiệp bắt buộc phải tăng giá bán lên , giá dầu thô quyết định rất lớn đến lạm phát do chi phí đẩy , do hầu hết các mặt hàng xuất phát từ việc tăng giá dầu thô nó nằm trong rổ tích lạm phát CPI , trong đó lương thực thực phẩm chiếm 36% trong rổ , giao thông chiếm 10% ….. những mặt hàng này đều ảnh hưởng lớn từ giá dầu thô tăng cao
Hiện nay VN điều tiết CPI tốt hơn 10 năm trước do hiện nay nguồn cung rất lớn , các siêu thị mở ra rất nhiều để cung ứng hàng hóa tiêu dùng và cạnh tranh … , các nhà xe vận tải cũng lớn mạnh lên và cạnh tranh nhau gay gắt …. dẫn đến giá cả không tăng quá sốc , cho nên đó cũng là 1 yếu tốt tốt để VN kiềm chế lạm phát tốt hơn , thay vì trước khi phải dùng nhiều quĩ để bình ổn giá cả , điều này cũng giúp VN kiềm chế lạm phát tốt hơn xưa , dự trữ ngoại hối đang lớn gấp nhiều lần 2011 cũng góp phần giúp đỡ việc kiềm chế lạm phát
3. Lạm phát do cầu kéo : Có nghĩa là nhu cầu tiêu dùng tăng lên cao thì giá cả mặt hàng ắt tăng lên theo , nó cũng gây lạm phát nhưng có tính cục bộ ở 1 vài mặt hàng trong rổ hơn là gây ảnh hưởng toàn cảnh CPI , ví dụ như dịch Heo Châu Phi làm cho lượng cung thịt Heo giảm đi mạnh nhưng nhu cầu không giảm đi cho nên làm cho giá thịt Heo đội lên cao làm ảnh hưởng tới CPI , thịt Heo cũng chiếm 2 – 3% trong rổ tính CPI
Hiện nay do Covid hoành hành lâu nên dân tình cũng đói kém , thu nhập kém đi dẫn đến chi tiêu thắt chặt làm cho nhu cầu giảm sút , chính vì thề giá cả cũng không tăng gì nhiều ở hình thức lạm phát này gây ra
Chủ yếu nhất ảnh hưởng lớn nhất tới lạm phát CPI của VN là chi phí đẩy , nó có ảnh hưởng nhanh nhất tới CPI , hiện tại giá nhiều mặt hàng giao dịch bằng USD tăng giá 35 – 90% so với đầu năm ngoái , nhất là với dầu thô cũng tăng giá lên cao , đây là điều gây tác động lớn nhất tới lạm phát của VN
Cho nên với giá cả như hiện nay và giá dầu thế này thì tương lai 6 tháng cuối năm khi CoVid giảm đi , nhu cầu tiêu thụ mạnh trở lại có thể lại gấy áp lực lớn cho lạm phát , hiện tại tới tháng 6 thì chưa lo lắng gì , mọi người cứ chơi chứng thoải mái , nhưng 6 tháng cuối năm thì hãy tính sau , lúc ấy xem lạm phát ảnh hưởng ra sao rồi mới tính
Ngân hàng NN sẽ dựa vào lạm phát để tính lãi suất huy động , ví dụ lạm phát 2020 là 3,2% thì lãi suất huy động là 4 – 6% và cho vay ra là 6 %- 8 % , lúc nào ngân hàng cũng phải huy động cao hơn lạm phát để đảm bảo lãi suất thực dương so với lạm phát , nghĩa là lạm phát 3.2% thì lãi suất huy động phải trên 3.2% ví dụ khoảng trên 4% để người dân gửi ngân hàng vẫn có lãi so với lạm phát để người dân bớt ý định rút tiền ra đầu tư cái khác gây lạm phát , NHNN luôn dựa vào chỉ số lạm phát để đưa ra chính sách tiền tệ
2021 này giá cả nhiều mặt hàng tăng cao do nhu cầu , kích cầu của Mỹ , EU …… làm lượng tiêu thụ tăng lên cao dẫn đến giá cả tăng lạm phát chắc chắn quay lại , nhưng theo mình nghĩ là chưa có động gì tới chứng khoán VN trong 6 tháng đầu năm , 6 tháng cuối năm thì cần xem xét lại tình hình lạm phát ra sao để quyết định có chơi dài về sau hay không
Vì khi lạm phát tăng lên cao thì NH sẽ phải tăng lãi suất huy động và cho vay lên cao , khi đó các doanh nghiệp vay vốn bank sẽ phải trả chi phí tài chính cao hơn dẫn đến lợi nhuận giảm đi , như thế kỳ vọng từ doanh nghiệp sẽ giảm và giá cổ phiếu cũng giảm
2021 này dự kiến lạm phát VN chắc dưới 4% nhưng có thể 6 tháng cuối năm điều chỉnh lại nhưng chắc cũng chưa đáng kể và phải xem tình hình giá dầu thô lúc ý ra sao mới quyết định được
Năm 2011 lạm phát VN gần 20% khi đó giá dầu thô gần 100 USD , lãi suất huy động trên 23% và cho vay gần 30% và còn phải chi phí hoa hồng cho ai giới thiệu tới gửi , và với lãi suất huy động cao như thế thì chắc chắn chứng khoán giảm mạnh là điều đương nhiên , khi đó 1 lít xăng 24k và có 1 ngày tăng hẳn 3.100 đồng 1 lít , khi xăng tăng mạnh thì gây lạm phát rất kinh khủng
Hiện nay 2021 giá dầu cũng tăng nhưng chưa ảnh hưởng ngay tới ck VN trong 6 tháng đầu năm , sẽ ảnh hưởng rõ nét hơn khi lạm phát VN trên 6% , còn hiện nay vẫn đang dùy trì dưới 4% thì vẫn còn chơi chứng tốt chưa ảnh hưởng gì tới chứng khoán , nên nhiều anh em đừng lo lắng về chuyện lạm phát lúc này , nó sẽ có tác động và quay lại và gây ảnh hưởng cho chứng khoán VN nhưng phải 6 tháng cuối năm mới cần xem xét , đừng nghe thấy nói lạm phát quay lại là kẻ thù của chứng khoán mà sợ hãi đâm ra mất khôn , phải tỉnh táo phân tích tình hình , phải phân tích ra lạm phát nó do nguyên nhân chủ yếu nào
Dòng tiền vào chứng khoán hiện nay vẫn rất lớn vì tuy lạm phát tháng 2 cao nhưng tháng 3 lại giảm âm nên dòng tiền sẽ được bơm ra nền kinh tế để kích cầu tiêu dùng , kích thích đầu tư … như thế chứng khoán hiện tại sẽ có lợi , sóng sánh vẫn còn chờ ở tháng 4
Mình nghĩ rằng nếu lo ngại lạm phát có thể ảnh hưởng tới thị trường chứng khoán, có thể đầu tư sang các sản phẩm khác như trái phiếu hoặc các phương án đầu tư thụ động khác để tránh rủi ro.